So sánh việc bán hàng trên website của mình và bán hàng trên sàn thương mại điện tử
So sánh việc bán hàng trên website của mình và bán hàng trên sàn thương mại điện tử là điều mà rất nhiều công ty thương mại quan tâm
So sánh việc bán hàng trên website của mình và bán hàng trên sàn thương mại điện tử là điều mà rất nhiều công ty thương mại quan tâm và còn nhiều băn khoăn !
Hiện nay có rất nhiều sàn thương mại điện tử ra đời và hoạt động rất mạnh với lượng mua bán trên đó rất nhiều, thậm chí rất rất nhiều. Có rất nhiều cửa hàng, cá nhân, doanh nghiệp bán hàng mạnh từ các sàn thương mại điện tử, tuy nhiên việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cũng xảy ra rất nhiều vấn đề.Thời gian gần đây các sàn thương mại điện tử bắt đầu tăng giá dịch vụ, bắt đầu ngừng các chương trình miễn phí ship, nên việc bán hàng của bạn gặp vấn đề về giá ! Bạn phải tăng giá bán sản phẩm để có lợi nhuận, bạn gặp vấn đề về giao hàng.
Có 1 số trường hợp rất bất cập khi mua hàng, bán hàng trên sàn thương mại điện tử:
- Địa chỉ khách hàng ở rất gần shop, nhưng khi mua hàng, hàng phải được lấy từ shop, bận chuyển về các kho hàng (xa khách hàng hơn) rồi thông qua các kho trung gian mới đến được tay khách hàng, trong khi nếu trực tiếp từ shop qua khách hàng thì sẽ rất nhanh. Những trường hợp này sẽ bất tiện về thời gian, đặc biệt nếu khách cần hàng gấp, đồng thời phí giao hàng cũng cao.- Nếu khách hàng chỉ mua 1,2 sản phẩm mà phí giao hàng lại cao, làm tăng giá sản phẩm đáng kể.

Vậy chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích giữa kênh bán hàng này nhé !
STT | Nội dung so sánh | Bán hàng trên website riêng | Bán hàng trên sàn TMDT |
---|---|---|---|
1 | Doanh số bán hàng | Doanh số bán hàng ban đầu thấp Tăng dần theo thời gian |
Doanh số bán hàng ban đầu thấp Có thể bán được nhiều sau 1 thời gian ngắn |
2 | Quá trình xây dựng kênh | - Xây dựng thời gian dài | - Nhanh có khách hàng hơn nếu bán giá rẻ (Chấp nhận lợi nhuận thấp. |
3 | Tốn kém, công sức | - Tốn chi phí khởi tạo và phát triển website | - Không tốn phí khởi tạo - Mất chi phí nếu bị phát do khách không nhận hàng, giao hàng lỗi (nhiều trường hợp lỗi không phải do mình) |
4 | Chi phí, lợi nhuận | - Chi phí tính trên thời gian dài sẽ thấp - Không mất phí trung gian - Tự chủ về cách thanh toán, cách giao hàng - Nhận toạn bộ lợi nhuận |
- Bắt đầu không phí - Tốn phí quảng cáo - Tốn phí dịch vụ cho sàn, chia bớt lợi nhuận cho sàn TMĐT |
5 | Yếu tố lâu dài | - Tự chủ về nội dung, về cách trình bày, hiển thị - Không tốn phi trung gian - Lâu dài làm thương hiệu ok khách hàng sẽ tự tìm đến |
- Phụ thuộc về nhiều thứ vào quy tắc của sàn TMĐT - Phí dịch vụ của sàn thường sẽ tăng - Phụ thuộc vào dịch vụ giao hàng của sàn >> Phục thuộc quá nhiều vào sàn TMĐT |
Dựa trên những yếu tố so sánh trên,
Quan điểm Chúng tôi cũng rất ủng họ việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử để tăng mức độ tiếp cận khách hàng và được nhiều người biết đến thương hiệu của bạn.
Tuy nhiên, bạn cần xây dựng 1 website riêng của bạn, để tự chủ kênh bán hàng, tự chủ nội dung, thông tin của mình, không phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ 3, từ đó nếu các sàn TMĐT có vấn đề hoặc phí quá cao, bạn cũng có 1 kênh bán hàng của riêng mình và có thể mang về khách hàng ổn định.

Phân tích thêm, trên website của bạn,
- Bạn sắp xếp sản phẩm theo ý bạn, đăng nội dung theo ý bạn.
- Bạn xây dựng kênh thông tin riêng cho mình.
- Bạn xây dựng uy tín trên chính kênh của mình.
- Chủ động hơn trong việc giao hàng, thời gian giao hàng, hoặc có thể đến lấy hàng trực tiếp.
- Lợi nhuận bạn nhận hết, không mất phí % dịch vụ.
Như vậy, có rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn xây dựng website riêng và bán hàng trên kênh của mình !