Những Sai Lầm Khi Xây Dựng Quy Trình Làm Việc Lãnh Đạo Cần Thay Đổi Ngay

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa rõ ràng trong việc phân biệt ĐÂU LÀ QUY TRÌNH, ĐÂU LÀ THỦ TỤC.

  • Thủ tục là: Cách làm và các bước thực hiện
  • Quy trình là: Thực hiện ĐÚNG NGƯỜI - ĐÚNG VIỆC - ĐÚNG LÚC.

Đó là lý do làm cho doanh nghiệp và lãnh đạo đang gặp phải cả đống vấn đề:

=> Làm SẾP nhưng việc gì cũng đến tay. Nhân viên chỉ đâu làm đấy không chủ động.
=> Một nhân viên nghỉ việc làm cho hoạt động công ty các bạn trì trệ, toàn bộ tài liệu, kế hoạch, danh sách khách hàng cũng biến mất.
=> Công việc rối loạn, phòng ban hoạt động rời rạc, chồng chéo chức năng nhiệm vụ, sếp luôn phải chạy theo xử lý những việc lặt nhặt nhất.
=> Thiếu trầm trọng quy trình về quản trị, tài chính, nhân sự, đào tạo, nội quy

 

SAI LẦM 1: SAO CHÉP CÁC MẪU QUY TRÌNH Ở CÔNG TY KHÁC

Quy trình làm việc ở mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp sẽ rất khác nhau, đầu mục có thể giống nhau nhưng bản chất các bước thực hiện nhỏ bên trong chắc chắn không giống nhau, mà nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trải nghiệm thực tế và năng lực của chủ doanh nghiệp.

► Để xây dựng được quy trình làm việc buộc phải ngồi và thực tế, trải nghiệm các bước công việc của doanh nghiệp một cách chỉnh chu mới có thể xây dựng một quy trình làm việc phù hợp.


SAI LẦM 2: DOANH NGHIỆP NHỎ KHÔNG CẦN HỆ THỐNG VÀ QUY TRÌNH

Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp nhỏ nên tập trung vào bán hàng, marketing còn quy trình này để sau làm cũng được. Nhưng:

Doanh nghiệp nhỏ cũng có con người. Doanh nghiệp nhỏ cũng phải đo lường hiệu quả và muốn nâng cao hiệu suất làm việc buộc phải có quy trình.

► Khi doanh nghiệp còn nhỏ, chưa cồng kềnh,…thì việc áp dụng các quy trình sẽ đơn giản hơn và việc xây dựng quy trình ngay từ đầu sẽ đỡ mất thời gian hơn.


SAI LẦM 3: KHÔNG THEO SÁT - ÁP DỤNG HỜI HỢT

Thông thường, khi mới áp dụng quy trình, thường tạo ra sự "gò bó" và tạo ra tâm lý "phản kháng"

► Rất cần sự cương quyết, đôi khi là bảo thủ, áp đặt để quy trình được đưa vào doanh nghiệp và vận hành thành công.


SAI LẦM 4: CÓ QUY TRÌNH LÀ PHẢI KIỂM SOÁT TỪNG NGÓC NGÁCH

Chúng ta ai cũng muốn kiểm soát đến chi tiết từng con số, từng chỉ số nhưng phải biết cái gì là thật sự cần thiết.

► Trung hòa nó thông qua sự "phân quyền" trong cơ cấu tổ chức. Nhưng phải đảm bảo tất cả cùng một góc nhìn.

 

Nhưng thay đổi thế nào? Nên bắt đầu từ đâu?