Những chức năng quan trọng của phần mềm quản lý bán hàng

Những chức năng quan trọng của phần mềm quản lý bán hàng là vấn đề mà chủ công ty thương mại quan tâm
Những chức năng quan trọng của phần mềm quản lý bán hàng là vấn đề mà chủ công ty thương mại quan tâm. Vậy chúng ta hãy cùng phân tích để xác định được những chức năng quan trọng của phần mềm quản lý bán hàng nhé !

Để xác định được những chức năng này, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề mà người quản lý cũng như nhân viên quan tâm trong 1 công ty, tổ chức kinh doanh thương mại là gì?

1. Bán hàng cho ai? Khi nào? Quản lý sản Khách hàng

2. Bán sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, tổng bao nhiêu tiền? Quản lý đơn hàng

3. Sản phẩm này còn hàng không, còn tồn kho bao nhiêu? Quản lý tồn kho

4. Sản phẩm nào sắp hết hàng để biết sắp xếp nhập hàng? Quản lý tồn kho tối thiểu

5. Cả công ty có bao nhiêu sản phẩm, giá nhập và giá bán như thế nào, giá đó có hợp lý chưa? Quản lý danh sách sản phẩm và chi tiết sản phẩm

6. Nhập hàng từ đâu, giá bao nhiêu? Quản lý nhà cung cấp

7. Nhập hàng số lượng bao nhiêu, đã thanh toán hay chưa? Quản lý nhập hàng, công nợ nhà cung cấp

8. Có những khách hàng nào đang còn nợ, nợ bao nhiêu? Quản lý công nợ bán hàng

9. Nhân viên bán hàng tốt không, có nhiều khách hàng không, bán được bao nhiêu tiền? Quản lý nhân viên sale

10. Sản phẩm nào bán chạy nhất, tháng này bán được số lượng bao nhiêu, tổng bao nhiêu tiền? Báo cáo theo sản phẩm

Vậy những chức năng quan trọng của phần mềm quản lý bán hàng là:

1. Quản lý sản phẩm

Thông tin sản phẩm.
Tình trạng sản phẩm. 
Số lượng tồn kho.
Tồn kho tối thiểu. Với tính năng tồn kho tối thiểu, bạn sẽ nhanh chóng xác định được các sản phẩm có số lượng tồn kho thấp để biết nhập hàng kịp thời để bán, đây là 1 tính năng quan trọng mà nhiều phần mềm khác trên thị trường còn thiếu, dẫn đến những rủi ro cho doanh nghiệp.

2. Quản lý nhập kho

3. Quản lý xuất kho (Bán hàng)

Đây là phần quan trọng nhất của công ty thương mại, và là chức năng quản lý được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất.
Chức năng này bao gồm tạo đơn hàng, cập nhật đơn hàng, theo dõi đơn hàng và các nội dung liên quan.

4. Quản lý khách hàng

Quản lý khách hàng cũng là chức năng quan trọng, giúp chủ doanh nghiệp nắm được toàn bộ khách hàng, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu thông tin và chăm sóc khách hàng 1 cách hiệu quả.

5. Quản lý nhà cung cấp

Rất nhiều đơn vị bán hàng lãng quên về việc quản lý nhà cung cấp của mình.
Quản lý nhà cung cấp cũng rất quan trọng, giúp bạn nắm được thông tin các nhà cung cấp, đã nhập bao nhiêu hàng, bao nhiêu tiền từ nhà cung cấp, đang nợ nhà cung cấp bao nhiêu tiền.

6. Quản lý công nợ

Đơn vị kinh doanh nào cũng cần thu đúng và đủ số tiền bán hàng cho khách hàng, vì vậy quản lý công nợ là không thể thiếu.
Quản lý công nợ giúp bạn giám sát được đơn hàng nào còn nợ, nợ bao nhiêu tiền, khách hàng nào, hạn thanh toán khi nào, từ đó có thể thu tiền đúng và kịp thời đảm bảo tránh những rủi ro và thất thoát không đáng có.

7. Quản lý công việc

Bên cạnh đó, vấn đề quản lý công việc cũng rất cần thiết, vì bên cạnh việc bán hàng, các nhân viên trong công ty còn rất nhiều công việc khác phải làm và chúng ta cần quản lý các công việc đó 1 cách chuyên nghiệp để phát huy hiệu quả.

Như phân tính tích chúng ta có thể thây quy trình kinh doanh chung của 1 công ty thương mại là nhập hàng và bán hàng, nên việc quản lý quá trình nhập hàng và bán hàng là quan trọng nhất. Bên cạnh đó cũng cần quản lý những đối tượng liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên kinh doanh, sản phẩm,v.v...