Nhiều doanh nghiệp kinh doanh lỗ nhưng không biết nguyên nhân do đâu

Với tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lỗ, nhưng vấn đề đáng nói là nhiều doanh nghiệp lỗ mà không biết nguyên nhân do đâu

Với tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lỗ, nhưng vấn đề đáng nói là nhiều doanh nghiệp lỗ mà không biết nguyên nhân do đâu. Đây là 1 vấn hết sức nan giải của nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay, và là vấn đề lớn cần xử lý để hoạt động ổn định lâu dài.

Nhiều trường hợp doanh nghiệp kinh doanh lỗ, khi các con số thống kê vẫn có lợi nhuận !!!!

Vậy vấn đề là ở đâu ????

Có rất nhiều vấn đề làm cho doanh nghiệp lỗ, tuy nhiên trường hợp lỗ mà không biết được vấn đề là nguyên nhân bị lỗ mới là vấn đề nghiêm trọng.

Lý do lớn mà 1 người chủ doanh nghiệp không biết được vấn đề doanh nghiệp mình bị lỗ do đâu chính là do quản lý chưa chặt chẽ, chưa chính xác.

Khi việc quản lý không chính xác, không rõ ràng, dẫn đến có những nguồn chi không được đưa vào quản lý, hoặc nguồn thu không đem tiền về công ty, hoặc việc quản lý tính toán chưa chính xác, dẫn đến nhiều sai số về tài chính của doanh nghiệp, từ đó người chủ doanh nghiệp không thấy được vấn đề 1 cách chính xác.

Trên thực tế các công ty đang hoạt động, có 1 số rủi ro ở các công ty đã xảy ra như sau:
- 1 số công ty vị thất thoát tiền thu từ khách hàng mà không biết, thất thoát ở người thu tiền, thất thoát ở nhân viên kinh doanh.
- 1 số công ty chưa thống kê đủ các khoản chi của công ty mình, từ đó tính loại nhuận chung bị sai
- 1 số công ty bị thất thoát tiền chi, chi chưa xứng đáng, người quản lý không nắm được các khoản này để điều chỉnh cho hợp lý
v.v... và rất nhiều vấn đề khác.

Vấn đề chung của những trường hợp trên là Quản lý chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, dẫn đến những sat sót trong quản lý tài chính, quản lý nguồn thu và các chi phí.

Vậy, giải pháp là xây dựng chức năng quản lý đầy đủ và chính xác.
Thứ 1, Quản lý các khoản thu, quản lý công nợ 1 cách chính xác và rõ ràng. Tránh thất thoát.
Thứ 2, Quản lý các khoản chi, quản lý đúng và đủ tất cả các chi phí của công ty. Từ đó điều chỉnh các khoản chi 1 cách hợp lý.

1. Để quản lý các khoản thu

Doanh nghiệp cần có quản lý công nợ, tránh để khách hàng nợ quá lâu, hạn chế mất khoản thu. Nên có chức năng nhắc nhở công nợ.
Cần quản lý chi tiết các khoản thu:
- Thu lúc nào.
- Người thu tiền.
- Thu tiền về đâu.
Nếu các khoản thu qua trung gian, cần xử lý để tiền nhanh chóng về tài khoản công ty, về ngân quỹ công ty.

2. Quản lý các khoản chi phí

Doanh nghiệp cần quản lý chi tiết các chi phí, để nắm được các khoản chi và điều chỉnh 1 cách hợp lý.
- Cần thống kê đầy đủ các khoản chi.
- Tổng hợp chính xác các khoản chi.
Người quản lý cần xem xét lại các khoản chi và điều chỉnh nếu các khoản chi chưa hợp lý để tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

Chức năng quản lý thu chi là chức năng quan trọng mà phần mềm quản lý online mang đến cho mỗi doanh nghiệp mà rất nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận ra và chưa xây dựng bài bản.


Các khoản chi phí cơ bản của 1 doanh nghiệp:
- Chi phí lương, thưởng.
- Chi phí điện nước.
- Chi phí mặt bằng.
- Chi phí văn phòng phẩm.
- Và các chi phí khác tuỳ vào lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Tất cả các chi phí này cần được quản lý 1 cách bài bản và chi tiết.

toiuuchiphichodoanhnghiep

Với giải pháp này, mỗi doanh nghiệp sẽ tránh thất thoát tiền, tối ưu chi phí, từ đó giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.
Rất nhiều doanh nghiệp đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ những giải pháp quản lý tài chính hiệu quả.