Tiệm massage quản lý thủ công sẽ gặp những vấn đề gì?

Hầu hết các tiệm massage hiện nay đều quản lý thủ công và gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình hoạt động

Hầu hết các tiệm massage hiện nay đều quản lý thủ công và gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình hoạt động.

Vậy quản lý thủ công gặp những vấn đề gì và nguyên nhân tại sao, chúng ta cùng tìm hiểu nhé !
Mỗi tiệm massage sẽ có nhiều dịch vụ, massage thường và VIP, Super VIP,... và 1 số dịch vụ liên quan.

Quản lý tiệm massage

Quy trình của 1 khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ massage thông thường:

- Đến quầy tiếp tân checkin. Thời gian rất nhanh, chỉ khoảng 1 phút.
- Thay đồ, cầm theo chìa khoá tủ đồ. Thời gian khoảng 3-5 phút.
- Sử dụng dịch vụ phòng xông hơi, xông khô, ngâm chân, tắm nước nóng trước khi lên phòng massage. Thời gian tuỳ khách hàng, dao động khoảng 15-30 phút.
- Đến phòng nghỉ chờ, ăn trái cây uống nước thư giãn. Tuỳ tình hình, có thể từ 5-15 phút tuỳ trường hợp.
- Vào phòng đấm bóp, massage. Thời gian thông thường của các tiệm massage phổ biến khoảng 60 phút.
Như vậy, từ lúc vào tiệm massage, đến khoảng 30-40 phút sau khách hàng mới vào phòng massage và được thực hiện massage bởi nhân viên phụ trách khách hàng này.
Vậy đặc thù riêng của tiệm massage đối với phòng thường là Khách hàng đến 30-40 sau mới bắt đầu thực hiện dịch vụ chính là đấm bóp, massage.
Còn đối với phòng VIP, super VIP thì khoảng thời gian chờ có thể ngắn hơn, khoảng 5-15 phút.
Như vậy, người quản lý cần dựa trên dịch vụ, nắm rõ các khoảng thời gian để có thể sắp xếp nhân viên hợp lý và đạt hiệu quả.

Tuy nhiên hiện nay với phương pháp quản lý thủ công, các tiệm massage gặp rất nhiều vấn đề và rắc rối, không những làm cho việc chăm sóc khách hàng không hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng đến lịch làm việc của nhân viên.

1 số vấn đề đã và đang xảy ra đối với các tiệm massage hiện nay như sau:

1. Nhận đặt lịch từ khách hàng không rõ ràng, sai thời gian
- Một số khách hàng đặt lúc 15h chọn 1 nhân viên A nào đó, quản lý không trả lời ngay được mà phải vào bộ phận sắp xếp nhân viên, kiểm tra lịch trống của nhân viên A, rồi mới báo với khách hàng, khiến khách hàng phải đợi mấy phút.
- Có trường hợp khách hàng đặt lúc 15h, quản lý sắp xếp nhân viên thợ lúc 15h và nhân viên thợ không nắm rõ nhận 1 khách khác lúc 16h vào phòng, nhưng khi khách hàng vào thực hiện các bước thay đồ, xông hơi, xông khô, tắm, nghỉ đến 15h40 mới vào phòng và đến 16h40 mới xong, trong khi khách sau đang đợi. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến khách sau.
- Người quản lý, 1 nhân viên xếp phòng, 1 nhân viên thợ đều có thể chủ động nhận lịch đặt của khách, vì không thống nhất với nhau nên mỗi người có thể chốt nhận khách, dẫn đến có thể 2,3 khách cùng tới gặp 1 nhân viên thợ trong cùng 1 khung giờ, dẫn đến cho khách hàng không được làm dịch vụ và cảm thấy bực bội, không hài lòng.
2. Vấn đề tính phí giữa quản lý và nhân viên
Việc thu tiền tiếp là từ người thu ngân và lưu lại thông tin 1 cách thủ công 1 phía từ phía thủ công.
- Có tiệm tính tiền Tip cho nhân viên theo ngày, đến cuối ngày quản lý sẽ đưa tiền Tips cho nhân viên, thường xuyên xảy ra vấn đề nhân viên thấy không đủ, không đúng, dẫn đến tranh cãi giữa nhân viên và người tính tiền Tips.
- Có 1 số cơ sở massage sẽ tính tiền Tips cho nhân viên, trường hợp tính tiền sai càng diễn ra nhiều hơn.
Những trường hợp này sẽ do 1 trong 2 bên nhầm lẫn, sai sót mà không có thông tin đối chiếu rõ ràng. Từ những mâu thuẫn như vậy sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như nhân viên thợ làm việc không nhiệt tình như trước nữa, hoặc bất mãn chuyển qua tiệm khác làm.

Như vậy, việc quản lý thủ công như vậy vừa rắc rối, vừa tốn thời gian, mà nhiều lúc còn làm mất lòng khách hàng, dễ mất khách dẫn đến nhiều rủi ro cho tiệm massage về hoạt động lâu dài.
Giải pháp là chúng ta cần có 1 giải pháp quản lý trực tuyến, mọi thông tin cần được kiểm tra nhanh chóng để có những thao tác quản lý thuận tiện hơn, giúp hoạt động của tiệm massage trở nên hiệu quả hơn, tránh mất lòng khách hàng.

Phần mềm quản lý tiệm Massage của ESO chính là giải pháp phù hợp !

Người nhân viên thợ có thể theo dõi các lịch làm việc của mình, gồm các lịch đã làm xong, các lịch sắp tới đã được đặt.
Khi nắm được các lịch đã được đặt, nhân viên thợ có thể biết thời gian rảnh của mình và nhận khách hàng trong khung thời gian rảnh đó.
Người quản lý và người xếp phòng của nhanh chóng nắm được thòi gian rảnh của mỗi thời và nhận khách phù hợp với khung thời gian rảnh đó của các nhân viên thợ.

Tất cả các lịch làm việc của thợ, số tiền Tip, đều được lưu lại, nên cuối mỗi ngày, mỗi tháng, quản lý và nhân viên nhanh chóng biết được số tiền nhân viên thợ nhận được tính tự động mà không cần tốn thời gian, mọi thông tin, chi phí đều rất rõ ràng, minh bạch, tránh những nhầm lẫn, tranh cãi không đáng có.